Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

Tia UV là gì? SPF là gì?

tia UV la gi 1
Ánh sáng (hay ánh nắng mặt trời) là dòng năng lượng chuyển động liên tục dưới dạng hạt. Chính nhờ ánh nắng, tế bào da bị kích thích, hoạt động tích cực để bảo vệ thân nhiệt, bài tiết và chống đỡ, hình thành những cấu chất NMF tạo độ ẩm cho da như các loại acid amin, lipid (chất béo), chất nhờn ở tầng cơ mỡ (như collagen giúp da săn chắc), vitamin D giúp da phát triển khỏe mạnh và bình thường ngoài việc chống lại vi khuẩn và vi trùng từ môi trường bên ngoài.
Tuy nhiên, trong ánh sáng mặt trời, ngoài những tia ánh sáng thấy được (có bước sóng dài 400-790nm), còn có những tia ánh sáng không thấy được (có bước sóng ngắn từ 100-400nm) chính là tia tử ngoại hay tia cực tím mà chúng ta vẫn thường gọi là Tia UV (Ultraviolet radiation). Tia UV tác động trực tiếp đến sức khỏe của còn người tùy thuộc vào cường độ và thời gian tiếp xúc, Tia UV được chia làm 3 loại như sau:
Tia UV là gì
Tia UVA (Ultraviolet radiation Aging): có bước sóng dài từ 320-400nm, cường độ yếu, có nhiều vào khoảng 10h-15h trong ngày. Tia UVA có thể xuyên qua mây, sương mù, cửa kính, vải… tác động sâu vào trung bì và hạ bì, phá vỡ sự liên kết của sợi collagen, sợi đàn hồi gây lão hóa và nếp nhăn da, các bệnh về mắt như gây viêm giác mạc và đục thủy tinh thể….
Tia UVB (Ultraviolet radiation Burning): có bước sóng ngắn 290-320nm, cường độ mạnh, có nhiều vào khoảng 10h-14h trong ngày. Tia UVB được lớp biểu bì phân tán và hấp thụ, gây cháy rát, phỏng rộp da, sạm nám và mất nước cho da. Tuy nhiên đây cũng chính là loại tia giúp cơ thể tổng hợp vitamin D vào sáng sớm.
tia UV la gi 2
Tia UVC (Ultraviolet radiation Cancer): cos bước sóng ngắn hơn 100-290nm, bị lọc bởi tầng Ozon của bầu khí quyển. Tia UVC là tác nhân gây ung thư da, đó chính là lý do tại sao thủng tầng Ozon lại gây ra tác hại nghiêm trọng đến vậy.
Để chống lại tác hại của tia UV cho da, người ta thường sử dụng những loại kem chống nắng có ghi các chỉ số SPF và chỉ số PA+/++/+++. Vậy chỉ số đó nghĩa là gì? Chúng ta phải hiểu như thế nào là đúng?
- Chỉ số SPF (Sun Protection Factor): là chỉ số thể hiện khoảng thời gian có thể bảo vệ da của kem chống nắng: Theo định mức quốc tế, 1 SPFcó khả năng bảo vệ da, hạn chế tác hại của tia UV trong khoảng 10-20 phút, tùy thuộc vào thời điểm bạn tiếp xúc với tia UV và đặc điểm làn da của bạn. Tuy nhiên, tác dụng này không ổn định do bụi bẩn, mồ hôi, quần áo và nước cũng như cách sử dụng kem chống nắng. Do đó, thời gian bảo vệ da bạn khỏi tia UV thực tế của các loại kem chống nắng chỉ bằng khoảng 50-60% thời gian trên lý thuyết. Hơn nữa, để đạt hiệu quả tối ưu, cần phải bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài 30 phút để kem chống nắng phát huy tác dụng. - Chỉ số PA: được viết tắt bới PFA (Protection Factor of UVA) là chỉ số nói nên khả năng bảo vệ da khỏi tia UVA của kem chống nắng. Trên thực tế, hầu hết kem chống nắng đều có khả năng lọc tia UVB rất ít sản phẩm có thể bảo vệ da khỏi tác hại của tia UVA. Vì vậy, các hãng sản xuất mỹ phẩm mới đưa ra chỉ số PAtheo các theo các mức tương ứng:
  • PA+          Có hiệu quả chống tia UVA                          Mức độ 40-50%
  • PA++        Rất hiệu quả chống tia UVA                         Mức độ 60-70%
  • PA+++     Hiệu quả chống tia UVA cao nhất              Mức độ 90% trở lên (tối đa là 98%)
* Một số lưu ý khi sử dụng kem chống nắng:
- Hãy chọn mua các sản phẩm kem chống nắng có chứa thành phần oxide kẽm, titanium dioxide hay avobenzone.
- Nhằm tăng cường chỉ số SPF, nhiều nhà sản xuất còn pha chế nhiều loại hoạt chất gây tác dụng phụ, phá hủy những acid amin trong NMF, làm hỏng lớp da non gây chứng teo cơ như hydroquinone, cortisone.
- Nếu hằng ngày bạn phải tiếp xúc với ánh nắng thì bạn cần phải chọn cho mình những sản phẩm trang điểm có chỉ số chống nắng hoặc có thể thoa lớp chống nắng trước khi trang điểm.
- Nếu bạn chuẩn bị đi biển thì nên củng cố khả năng bảo vệ của da bằng việc bổ sung một vài dưỡng chất (2-3 tuần trước kỳ nghỉ) vitamin A, E, C, kẽm và selenium, chúng có các axit béo thiết yếu cho tế bào da. Thoa kem chống nắng trước khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời 30 phút, nên dùng kem chống nắng không thấm nước.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời từ 10 giờ đến 14 giờ trong ngày. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét